Trẻ sơ sinh da đỏ có trắng không? Cùng tìm hiểu nhé?

admin
09/05/2023

Làn da của trẻ sơ sinh khi vừa sinh ra có thể cho chúng ta biết về màu da của trẻ khi lớn lên. Trẻ sơ sinh da đỏ có trắng không, màu da đỏ có nguy hiểm gì không? Tìm hiểu về các đặc điểm làn da trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây của NuBest White nhé.

Làn da của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào?

Trẻ sơ sinh khi vừa sinh ra đời đa phần đều có làn da hơi ửng đỏ, đỏ bầm hoặc tím tái. Da ở bàn tay và bàn chân thậm chí hơi xanh. Sau đó, sắc da của trẻ sẽ có sự thay đổi, bớt đỏ, định hình màu da ổn định. Do đó, việc trẻ sinh ra da đỏ không phải là vấn đề phải lo lắng quá nhiều.

Làn da em bé sơ sinh vô cùng mỏng manh
Làn da em bé sơ sinh vô cùng mỏng manh

Làn da thật của trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi tùy vào từng bộ phận và trạng thái của trẻ.

Da tím tái khi trẻ sơ sinh khóc

Khi em bé khóc, vặn mình, làn da của bé sẽ chuyển sang màu xanh tái hoặc hơi tím. Khi hết khóc, màu da sẽ trở lại bình thường. Nếu da bé bị tím tái, hơi xanh quá lâu mà không bớt, cần cảnh giác với các vấn đề hô hấp, tuần hoàn đang xảy ra với trẻ.

Da của trẻ sơ sinh đen hơn sau vài ngày chào đời

Nhiều trẻ sơ sinh có chân tay trắng như da mặt đen hoặc da toàn thân đen hơn sau khi sinh vài ngày. Điều này do cơ thể bé bị mất nước, sụt cân sinh lý trong tuần đầu sau sinh nên màu da có phần sạm hơn. Theo thời gian, màu da của em bé sẽ có sự thay đổi để dần dần định hình màu da thực.

Da em bé có vân hồng do mạch máu

Da của em bé thường có những đường vân màu hồng tại nhiều vị trí trên cơ thể. Nguyên nhân do da vẫn còn mỏng, mạch máu lộ rõ. Làn da của em bé sau sinh cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ, bé cũng dễ bị nhiễm lạnh. Do đó, cần chú ý quấn chăn cho trẻ khi nằm trong phòng mát hay thời tiết chuyển lạnh trong thời gian đầu sau sinh.

Da bàn tay, bàn chân có màu xanh

Môi trường sống và tình trạng sức khỏe hiện tại của bé sẽ ảnh hưởng đến màu da của trẻ. Da của trẻ sơ sinh nếu bàn tay và bàn chân màu xanh khi chạm vào thấy lạnh và màu xanh, các bộ phận khác hoàn toàn bình thường thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu da bàn tay bàn chân màu xanh và những vùng da khác màu xanh thì cần cảnh giác vì có thể đang xảy ra vấn đề.

Da em bé thường có vân hồng do mạch máu hoạt động nhiều
Da em bé thường có vân hồng do mạch máu hoạt động nhiều

Vàng da sơ sinh khiến da em bé ngả vàng

Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị vàng da khá cao, nhất là các bé sinh thiếu tháng. Da của em bé hơi ngả vàng sau khi sinh nhưng nếu được hỗ trợ can thiệp bằng cách chiếu đèn thì tình trạng vàng da sẽ được cải thiện. Nguyên nhân thường do gan của bé đang còn nhỏ, chưa đủ khả năng để loại bỏ bilirubin trong máu – sắc tố làm da có màu vàng do các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy.

Vết bớt xanh ở lưng, mông, vai

Bớt xanh này thường được biết đến với tên gọi bớt xanh Mông Cổ, có màu xanh lam hoặc tím, nằm ở mông, lưng, vai. Đa phần vết bớt này không đáng lo ngại và sẽ mất đi trong 1-2 năm tới.

Trẻ sơ sinh da đỏ là do đâu?

Đa số em bé sinh ra đều có màu da hơi ngả đỏ. Việc này xảy ra do cơ thể em bé tập thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung.

Khi còn trong bụng mẹ, em bé được bao bọc bởi dịch ối, lượng oxy được cung cấp liên tục qua dây rốn. Khi chào đời, em bé phải học làm quen với môi trường mới, tự hít thở để lấy oxy. Quá trình thích nghi với môi trường có nhiều yếu tố làm da em bé đỏ:

- Mạch máu chưa phát triển hoàn thiện: Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ được cung cấp oxy qua dây rốn. Chào đời, mạch máu trên da của bé phải hoạt động liên tục để cung cấp oxy và dinh dưỡng, dẫn đến màu đỏ trên da.

- Hormone estrogen của mẹ: Ở giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra nhiều hormone estrogen hơn. Điều này cũng làm tăng sự sản xuất melanin trên da của em bé. Điều này một phần giải đáp tại sao nhiều em bé sơ sinh thường có vết đỏ ở mặt và cổ.

Mạch máu chưa hoàn thiện khiến da em bé đỏ khi vừa sinh ra
Mạch máu chưa hoàn thiện khiến da em bé đỏ khi vừa sinh ra

- Điều kiện môi trường: Môi trường bên ngoài gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, âm thanh có thể kích thích mạch máu trên da em bé, gây ra tình trạng da đỏ.

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, da đỏ không phải là vấn đề đáng quan ngại và sẽ tự hết sau một thời gian ngắn. Cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều đâu nhé.

Trẻ sơ sinh da bị đỏ lớn lên có trắng không?

Kinh nghiệm dân gian được nhiều người truyền tai nhau là em bé sinh ra với làn da càng đỏ thì khi lớn lên da sẽ càng trắng. Tuy nhiên, theo thông tin khoa học sắc tố da của bé phụ thuộc vào gen di truyền, thói quen ăn uống và môi trường sống. Không phải phụ thuộc vào việc sinh ra da em bé màu gì. Theo thời gian, màu da em bé sẽ thay đổi.

Nhiều trường hợp em bé chào đời với làn da tối màu, đen nhẻm nhưng càng lớn da càng trắng. Do đó, cha mẹ cũng đừng nên suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều về màu da của em bé khi em bé vừa chào đời. Hãy tập trung chăm sóc em bé thật tốt, giữ vệ sinh cho da sạch sẽ mỗi ngày để em bé cảm thấy thoải mái, phát triển khỏe mạnh.

Các trường hợp da trẻ sơ sinh đỏ mẹ không được chủ quan

Nếu da trẻ sơ sinh đỏ kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, cha mẹ không nên chủ quan. Hãy cảnh giác với các vấn đề sau đây khi da trẻ sơ sinh đỏ.

Da trẻ sơ sinh đỏ do chàm sữa

Chàm sữa thường xuất hiện ở những tháng đầu tiên sau sinh và thường biến mất sau vài ngày. Vết chàm sữa hay nổi ở má, kèm theo các vảy khô, chấm nhỏ li ti. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bé khó chịu.

Da em bé bị đỏ có thể do chàm sữa
Da em bé bị đỏ có thể do chàm sữa

Da trẻ sơ sinh đỏ do rôm sảy

Vào những ngày thời tiết nóng bức, da trẻ em thường bị nổi rôm sảy với đặc điểm là những nốt mụn đỏ li ti ở lưng, bụng, mặt. Nếu rôm sảy xuất hiện mỏng và trẻ không có các biểu hiện quấy khóc khó chịu, không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu rôm sảy xuất hiện dày đặc, trẻ quấy khóc khó chịu, gãi nhiều. Cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp.

Da trẻ sơ sinh bị đỏ hăm

Đỏ hăm là không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng hăm da thường xuất hiện ở cổ, vùng kín, mông, nách. Da của bé có màu đỏ, hơi ướt, bị đau khi chạm vào. Cần nới lỏng bỉm và quần áo, vệ sinh và lau khô, sử dụng các loại kem chống hăm thì tình trạng hăm da sẽ được giải quyết.

Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Làn da của em bé rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, cần được chăm sóc cẩn thận. Để da trẻ sơ sinh hết đỏ nhanh và khỏe mạnh, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau đây:

- Vệ sinh đúng cách: Khi tắm hay làm vệ sinh da cho bé, mẹ nên sử dụng các loại khăn thật mềm, chất liệu an toàn. Hạn chế sử dụng khăn tắm người lớn, khăn cũ xù lông để lau người cho bé sẽ gây tổn thương cho da.

- Sử dụng sữa tắm cho em bé: Tuyệt đối không dùng bất kỹ sản phẩm làm sạch nào của người lớn cho em bé sơ sinh. Bắt buộc cha mẹ phải dùng sữa tắm chuyên dụng của em bé sơ sinh cho con vừa chào đời của mình.

Vệ sinh da cho bé đúng cách giúp làn da khỏe mạnh
Vệ sinh da cho bé đúng cách giúp làn da khỏe mạnh

- Dưỡng ẩm cho da: Da em bé thường bị khô, bong tróc. Do đó nên chú ý dưỡng ẩm bằng các sản phẩm chuyên dụng, lành tính để giúp làn da mềm mại, mịn màng.

- Thay bỉm thường xuyên: Nên kiểm tra bỉm và thay bỉm thường xuyên cho bé để ngăn ngừa hăm da.

- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu: Làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh có thể bị tổn thương nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu. Cha mẹ cần dùng kem chống nắng cho trẻ sơ sinh, hạn chế đưa bé ra nắng vào khung giờ nắng gắt.

- Massage da cho bé: Quá trình massage sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thư giãn hơn, cải thiện tuần hoàn máu dưới da, giúp da hồng hào và khỏe mạnh hơn.

Da trẻ sơ sinh màu đỏ thường liên quan đến quá trình thích nghi với môi trường của cơ thể trẻ. Cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu thấy da đỏ lâu ngày kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

Tin tức liên quan
+8 Cách làm trắng da bằng vitamin B1 tại nhà dễ làm
Vitamin B1 là loại vitamin quan trọng đối với làn da. Ngoài việc bổ sung vitamin này thông qua thực phẩm, thuốc, các bạn có thể áp dụng cách làm trắng da bằng vitamin B1 trực tiếp trên da để kích thích tái tạo da nhanh hơn, da trắng bật tông và trẻ trung rạng rỡ. Cùng NuBest White khám phá các bí quyết chăm sóc da tại nhà trong bài viết dưới đây nhé.  
+15 Cách làm trắng da bằng bia cho da mặt và da toàn thân hiệu quả
Bạn không thích bia vì cho rằng nó có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, riêng với khoản dưỡng da thì bia thực sự là một lựa chọn lý tưởng. Áp dụng cách làm trắng da bằng bia, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận sự thay đổi đáng kinh ngạc trên làn da của mình đấy nhé. Cùng NuBest White tìm hiểu nhé.
Cách làm trắng da bằng lá tía tô dưỡng da trắng hồng bật tông nhanh chóng
Làn da đen sạm nhiều khuyết điểm có thể được khắc phục một phần hoặc hoàn toàn với các cách làm trắng da bằng lá tía tô sau đây. Thử ngay để biết được làn da của mình có phù hợp để dưỡng da bằng lá tía tô hay không nhé. Đừng bỏ lỡ một nguyên liệu làm đẹp da hiệu quả, an toàn và tiết kiệm như lá tía tô với các bí quyết làm trắng da với tía tô sau đây.