Dấu hiệu, nguyên nhân và các cách trị mụn gạo không đau hiệu quả
Da bạn đang bị mụn gạo tấn công nhưng không biết phải làm sao? Đâu là cách trị mụn gạo hiệu quả nhất. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nubest White để tìm ra phương pháp cứu cánh cho làn da của mình nhé.
Mụn gạo là gì?
Mụn gạo là loại mụn có màu sắc và hình dạng khá giống với hạt gạo, thường mọc ở xung quanh mắt. Thực chất, mụn gạo không thuộc nhóm mụn trứng cá mà là các u nang lành tính trên da. Theo thời gian mụn gạo có thể phát triển ngày càng lan rộng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ làn da.
Mụn gạo có hình dạng và màu sắc khá giống hạt gạo
Dấu hiệu nhận biết mụn gạo
Mụn gạo rất dễ nhận biết với các đặc điểm nhận dạng sau đây:
- Mụn là những đốm li ti màu trắng đục
- Kích thước khoảng 1-2mm
- Bề mặt da sần sùi, gồ ghề khi sờ tay vào
- Vùng da có mụn gạo thường sạm màu hơn các vùng da còn lại
- Mụn không có nhân, không thể nặn được
- Mụn không sưng, không đau, không ngứa ngáy
Nguyên nhân bị nổi mụn gạo thường gặp
Mụn gạo xuất hiện trên da do các yếu tố nguy cơ sau đây:
- Di truyền: Mụn gạo có khả năng di truyền khá cao. Nếu cha hoặc mẹ từng bị mụn gạo thì con cái đến một độ tuổi nhất định có thể bị mụn gạo.
- Lão hóa: Tuổi tác tăng lên làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất collagen trên da, dẫn đến sự hình thành mụn gạo trên da.
- Rối loạn hormone: Nữ giới có nguy cơ bị mụn gạo cao hơn nam giới, nhất là trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh… Sự thay đổi hormone được cho là tác nhân dẫn đến sự phát triển của mụn gạo.
- Chăm sóc da chưa đúng cách: Không bảo vệ vùng da mỏng xung quanh mắt, thường xuyên để da tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ mọc mụn gạo.
Mụn gạo hình thành do rối loạn hormone, sinh hoạt không khoa học
- Sinh hoạt thường ngày không khoa học: Rối loạn giấc ngủ, ăn uống không lành mạnh, sử dụng thiết bị điện tử nhiều, sử dụng chất kích thích… khiến da yếu hơn, xuất hiện mụn gạo là điều khó tránh.
Vị trí mụn gạo thường nổi trên da?
Mụn gạo thường xuất hiện ở vùng da ở quanh mắt. Đôi khi lan rộng lên trán, xuống dưới cổ, thậm chí cả lưng và ngực. Mụn gạo thường không gây đau hay sưng viêm nên thường bị xem nhẹ. Tuy nhiên, loại mụn này khiến da sần sùi, mất thẩm mỹ nên cần được điều trị sớm.
Ai có nguy cơ mọc mụn gạo cao
Mụn gạo có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây dễ bị nổi mụn gạo nhất:
- Trẻ sơ sinh: 50% trẻ sơ sinh bị mụn gạo. Mụn gạo ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi khác là ngọc trai Epstein. Khi trẻ lớn lên, mụn gạo sẽ tự biến mất.
- Người bị tổn thương da: Những người từng bị bỏng hoặc phát ban có nguy cơ cao mọc mụn gạo tại những vùng da từng bị tổn thương này.
- Người dùng sản phẩm làm đẹp da bị kích ứng: Một số người dùng kem dưỡng da, kem trị mụn chứa các thành phần kích ứng, thường gặp là corticosteroid có thể bị mọc mụn gạo tại những vùng da sử dụng sản phẩm làm đẹp mà bị kích ứng.
Mụn gạo có dễ trị hay không?
Mụn gạo tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm da bạn mất đi sự mịn màng, rạng rỡ vốn có. Mụn gạo không quá khó trị, nếu thực hiện đúng cách, điều trị sớm, chúng ta có thể loại bỏ loại mụn đáng ghét này. Ngoài ra, cũng cần chú ý chăm sóc da khoa học để ngăn ngừa mụn gạo quay trở lại.
Vùng da quanh mắt khá mỏng, dễ mọc mụn gạo
Cách trị mụn gạo hiệu quả nhất
Trị mụn gạo bằng lá tía tô
Lá tía tô là nguyên liệu trị mụn gạo được nhiều chị em sử dụng. Trong loại lá này chứa nhiều axit linoleic có khả năng tái tạo da, giảm viêm, dưỡng ẩm cho da hiệu quả. Nó giúp loại bỏ mụn gạo dưới mắt, làm sạch và giúp da mềm mại hơn.
Cách thực hiện:
- Lá tía tô rửa sạch, đem giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước
- Dùng bông tăm chấm vào nước cốt tía tô, thoa lên vùng da có mụn gạo
- Để nguyên 15 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch
Trị mụn gạo bằng giấm táo
Ngoài công dụng chế biến món ăn, giấm táo còn có khả năng trị mụn gạo. Axit organic trong giấm táo có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, loại bỏ bã nhờn, tẩy tế bào chết hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dấm táo đem pha loãng với nước theo tỉ lệ 1 : 3
- Làm sạch da mặt, dùng tăm bông thấm nước giấm táo rồi chấm lên các nốt mụn
- Để nguyên trong 15 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch
Trị mụn gạo bằng nha đam
Nha đam có tên gọi khác là lô hội chứa nhiều vitamin A, vitamin C, kali, magie đều là những dưỡng chất rất có lợi cho da. Thành phần này sẽ tác động lên các biểu bì liên kết trên da, dần dần loại bỏ mụn gạo ra khỏi bề mặt da.
Nha đam chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho da
Cách thực hiện:
- Nha đam rửa sạch, gọt vỏ rồi xay nhuyễn
- Thoa gel nha đam đã xay nhuyễn lên vùng da có mụn
- Để nguyên trên da trong 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước sạch
Trị mụn gạo bằng sữa chua
Sữa chua là thực phẩm quen thuộc trong chế độ ăn uống hằng ngày với giá trị dinh dưỡng cao và rất có lợi cho sức khỏe. Men vi sinh trong sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ điều trị mụn gạo, nuôi dưỡng da trắng sáng mịn màng.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ, thoa sữa chua không đường lên vùng da có mụn gạo
- Massage kỹ để dưỡng chất trong sữa chua thấm sâu vào da
- Để yên trong 20 phút sau đó rửa mặt lại với nước sạch
Điều trị bằng thuốc
Trải qua quá trình nghiên cứu, điều chế, y học hiện đại đã cho ra đời nhiều loại thuốc bôi ngoài da hỗ trợ điều trị mụn gạo hiệu quả. Cách trị mụn gạo này khá đơn giản, không mất nhiều thời gian, tương đối an toàn và không để lại sẹo.
Uống thuốc hỗ trợ điều trị mụn gạo nhanh chóng
Hai nhóm thuốc thường được lựa chọn để điều trị mụn gạo gồm Retinoid dạng uống và dạng thoa, Atropine dùng tại chỗ. Để nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa mụn gạo tái phát, các bạn nên kết hợp dùng thuốc với tẩy tế bào chết với sản phẩm chứa thành phần: Acid Glycolic, Acid Mandelic với tần suất 1-2 lần/tuần.
Điều trị mụn gạo bằng phương pháp xâm lấn
Mụn gạo số lượng nhiều, lâu ngày không khỏi, nhiều người lựa chọn phương pháp điều trị xâm lấn:
- Siết chỉ phẫu thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật siết chỉ nốt mụn gạo nhô cao trên bề mặt da nhằm cắt bỏ nguồn dẫn máu và loại bỏ mụn.
- Phẫu thuật cắt bỏ mụn: Với mụn kích thước lớn, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ mụn. Để thực hiện phương pháp này, sẽ phải gây tê cục bộ.
- Kỹ thuật Laser: Đây là kỹ thuật điều trị mụn gạo hiện đại, hiệu quả cao, an toàn, ít để lại sẹo nên được nhiều người yêu thích.
Trị mụn gạo cần lưu ý những gì?
Khi điều trị mụn gạo các bạn nên chú ý một số vấn đề quan trọng như sau:
- Không tự ý cạy, nặn mụn gạo tại nhà vì có thể làm da bị tổn thương
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ
- Hạn chế chạm vào các nốt mụn gạo có thể khiến mụn lâu lành hơn
- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để trị mụn gạo, các loại thuốc thoa bên ngoài nên dùng thử trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng cho vùng da ở mặt vì một số người có da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng
- Ưu tiên rau xanh và trái cây tươi trong chế độ ăn uống hằng ngày để tăng khả năng phục hồi cho da
- Kiểm soát thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh và các thức ăn nhiều dầu mỡ khác để da khỏe mạnh hơn.
Mụn gạo tuy không đau, không viêm nhưng lại khiến thẩm mỹ làn da bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, việc thực hiện cách trị mụn gạo từ sớm là cần thiết, sẽ giúp bạn loại bỏ mụn gạo nhanh chóng và dễ dàng hơn. Những thông tin về mụn gạo mà Nubest White chia sẻ hy vọng đã giúp các bạn tự tin hơn khi bắt tay vào điều trị loại mụn đáng ghét này.